Phạm Anh Minh- Thượng Hiền - Kiến Xương - Thái Bình
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012
thư viện ảnh
Google Account Video Purchases
127, Lai Châu, Việt Nam
Thơ vui
LEO ĐÈO
Leo mãi đèo quen thấy chán phèo
Cỏ cây hang động đã mốc meo
Nhìn sang đèo lạ xanh tươi tốt
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Trên đèo hai quả núi cheo leo
Lưng đèo cỏ mướt xanh lún phún
Dưới khe rồng lộn nước trong veo
Lần vô hang động bé tẻo teo
Lòng thấy nôn nao muốn đá bèo
Bâng khuâng tự hỏi leo đèo đứng
Đèo đứng mà sao cứ muốn trèo.
Gái tơ mơn mỡn mặc đồ nghèo
Lòng già cũng nỗi máu con heo
Nhìn em tươi mát "à la mode"
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Bảy mươi sao vẫn muốn leo đèo
Tam tinh hải cẩu ngày hai lọ
Cứ test hoài mà sao vẫn fail !
Cứ test hoài mà sao vẫn fail
Sầu đời thằng nhỏ cứ nhăn nheo
Ðồng hồ sáu rưởi, kim buông thỏng
Gân cốt còn đâu để đá bèo !
Gân cốt còn đâu để đá bèo.
Cố bảo rằng lên, nó vẫn teo
Thôi thế, thế thôi gìa là thế
Vào hội Cao Niên thật chán phèo!
VỢ
!
LEO ĐÈO
Leo mãi đèo quen thấy chán phèo
Cỏ cây hang động đã mốc meo
Nhìn sang đèo lạ xanh tươi tốt
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Trên đèo hai quả núi cheo leo
Lưng đèo cỏ mướt xanh lún phún
Dưới khe rồng lộn nước trong veo
Lần vô hang động bé tẻo teo
Lòng thấy nôn nao muốn đá bèo
Bâng khuâng tự hỏi leo đèo đứng
Đèo đứng mà sao cứ muốn trèo.
Gái tơ mơn mỡn mặc đồ nghèo
Lòng già cũng nỗi máu con heo
Nhìn em tươi mát "à la mode"
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Bảy mươi sao vẫn muốn leo đèo
Tam tinh hải cẩu ngày hai lọ
Cứ test hoài mà sao vẫn fail !
Cứ test hoài mà sao vẫn fail
Sầu đời thằng nhỏ cứ nhăn nheo
Ðồng hồ sáu rưởi, kim buông thỏng
Gân cốt còn đâu để đá bèo !
Gân cốt còn đâu để đá bèo.
Cố bảo rằng lên, nó vẫn teo
Thôi thế, thế thôi gìa là thế
Vào hội Cao Niên thật chán phèo!
LEO ĐÈO
Leo mãi đèo quen thấy chán phèo
Cỏ cây hang động đã mốc meo
Nhìn sang đèo lạ xanh tươi tốt
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Tuy mệt mà sao vẫn muốn trèo
Trên đèo hai quả núi cheo leo
Lưng đèo cỏ mướt xanh lún phún
Dưới khe rồng lộn nước trong veo
Lần vô hang động bé tẻo teo
Lòng thấy nôn nao muốn đá bèo
Bâng khuâng tự hỏi leo đèo đứng
Đèo đứng mà sao cứ muốn trèo.
Gái tơ mơn mỡn mặc đồ nghèo
Lòng già cũng nỗi máu con heo
Nhìn em tươi mát "à la mode"
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Trên bảo mà sao dưới chẳng theo
Bảy mươi sao vẫn muốn leo đèo
Tam tinh hải cẩu ngày hai lọ
Cứ test hoài mà sao vẫn fail !
Cứ test hoài mà sao vẫn fail
Sầu đời thằng nhỏ cứ nhăn nheo
Ðồng hồ sáu rưởi, kim buông thỏng
Gân cốt còn đâu để đá bèo !
Gân cốt còn đâu để đá bèo.
Cố bảo rằng lên, nó vẫn teo
Thôi thế, thế thôi gìa là thế
Vào hội Cao Niên thật chán phèo!
VỢ !
Hôm
nay mùng 8 tháng 3
Không biết định nghĩa Vợ là chi đây
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.
Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là...
Không biết định nghĩa Vợ là chi đây
Vợ là quả ớt chín cây
Đỏ tươi ngoài vỏ rất cay trong lòng.
Vợ là một đoá hoa hồng
Vợ là "sư tử Hà Đông" trong nhà.
Vợ là nắng gắt mưa sa
Vợ là giông tố phong ba bão bùng.
Nhiều người nhờ Vợ lên Ông
Nhiều người vì Vợ mất không cơ đồ
Vợ là cả những vần thơ
Vợ là cả những giấc mơ vơi đầy
Vợ là một chất men say
Là nước hoa ngoại làm ngây ngất lòng
Vợ là một áng mây hồng
Vợ là hoa hậu để chồng mê say.
Vợ là khối óc bàn tay
Vợ là bác sĩ tháng ngày chăm ta
Vợ là nụ Vợ là hoa
Vợ là chồi biếc Vợ là mùa xuân.
Vợ là tín dụng nhân dân
Vợ là kế toán giải ngân trong nhà
Vợ là biển rộng bao la
Vợ là hương lúa đậm đà tình quê
Vợ là gió mát trưa hè
Vợ là hơi ấm thổi về đêm đông.
Vợ là chỗ dựa cho chồng
Nhiều ông dám bảo vợ không là gì!?
Khoan khoan hãy nghĩ lại đi
Vợ quan trọng lắm không gì hơn đâu.
Việc nhà vợ có công đầu
Nấu cơm, nấu nước, rửa rau, pha trà.
Vợ là máy giặt trong nhà
Vợ là Cát-sét Vợ là Tivi.
Nhiều đêm Vợ hát Chồng nghe
Lời ru xưa lại vọng về trong ta.
Vợ là làn điệu dân ca.
Vợ là bà chủ, vợ là nhân viên
Vợ là cái máy đếm tiền
Vợ là "Nội lực" làm nên cơ đồ
Vợ là thủ quỹ thủ kho
Vợ là hạnh phúc ấm no trong nhà.
Vợ là vũ trụ bao la
Nhiều điều bí ẩn mà ta chưa tường.
Khi nào giận, lúc nào thương.
Sớm mưa, chiều nắng ai lường được đâu.
Vợ là một khúc sông sâu
Vợ như là cả một bầu trời xanh
Vợ là khúc nhạc tâm tình
Vợ là cây trúc bên đình làm duyên
Vợ là cô Tấm thảo hiền.
Vợ là cô Cám hám tiền ham chơi.
Vợ là con Phật, cháu Trời,
Rẽ mây rơi xuống làm người trần gian.
Vợ là...
Tuy rằng vợ
có chóng già
Nhưng không
có vợ đời ta rất buồn./.
CHỒNG
Chồng là một đấng anh hào
Là duyên, là nợ trời trao cho mình
Chồng là trụ cột gia đình
"Ba đồng một mớ" ta dinh về nhà
Chồng là Bố của con ta
To đầu mà dại đến già chưa khôn
Chồng là loài sống bằng cơm
Lại ham món phở, bia ôm vỉa hè
Chồng là một gã lái xe
Uống nhiều, hút lắm, lè phè ngày đêm
Chồng là anh của nhiều em
Ga lăng nên dễ có tiền là vung
Chồng là cái thế anh hùng
Mát xa, sàn nhảy vẫy vùng khắp nơi
Chồng là hào kiệt trên đời
Vợ mình thì sợ, vợ người thì yêu
Chồng là quân tử hạng siêu
Cứ ai phái yếu là chiều, là thương
Chồng là một gã ương ương
Bỏ đi thì tội, phải vương cả đời!
Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012
Văn bản PL mới(Nghị định 15/2012/NĐ-CP)
CHÍNH PHỦ
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------- |
Số: 15/2012/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 09 tháng
03 năm 2012
|
NGHỊ
ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI
TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật tổ
chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật khoáng
sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản,
Chương
1.
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy
định chi tiết khoản 5 và khoản 7 Điều 3; khoản 4 Điều 7; khoản 3 Điều 10; Điều
24; khoản 2 Điều 27; khoản 3 Điều 30; khoản 2 Điều 36; khoản 2 Điều 39; khoản 3
Điều 40; điểm đ khoản 1 Điều 42; khoản 4 Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 48;
khoản 1 Điều 49; khoản 3 Điều 50; khoản 3 Điều 53; điểm c và điểm đ khoản 1
Điều 55; khoản 3 Điều 60; khoản 4 Điều 66; khoản 3 Điều 71; khoản 2 Điều 75;
khoản 3 Điều 77; khoản 2 Điều 78 của Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.
2. Các quy định về
nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản không thuộc
phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Điều
2. Điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản
1. Bộ Công Thương chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng
và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu các loại khoáng sản,
trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Bộ Xây dựng chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan xây dựng
và ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu
xây dựng.
Điều
3. Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò
khoáng sản
1. Thông tin điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử
dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
2. Việc hoàn trả chi
phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo
nguyên tắc sau:
a) Trường hợp thông
tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà
nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã
đầu tư. Chi phí phải hoàn trả được xác định căn cứ vào khối lượng công trình,
hạng mục công việc đã thi công và đơn giá hiện hành.
Trường hợp tổ chức,
cá nhân đã hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho đánh giá tiềm năng
khoáng sản, thăm dò khoáng sản thì việc hoàn trả chi phí thực hiện theo quy
định tại điểm c khoản này.
b) Tổ chức, cá nhân
được phép thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được
cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá
nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Trường hợp thông
tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu
tư, việc hoàn trả chi phí đã đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc tự thỏa
thuận giữa tổ chức, cá nhân đã đầu tư với tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin.
Đối với thông tin đánh
giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do tổ chức, cá nhân đầu tư ở khu
vực hoạt động khoáng sản bị thu hồi giấy phép, giấy phép được trả lại hoặc hết
quyền ưu tiên đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, trong trường hợp các
bên không tự thỏa thuận được chi phí phải hoàn trả thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp phép quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản (dưới đây
gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép) quyết định chi phí đã đầu
tư phải hoàn trả theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này.
3. Việc hoàn trả chi
phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được
thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân nhận Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy
phép khai thác khoáng sản.
4. Bộ Tài chính chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xác định
chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải
hoàn trả, phương thức, thủ tục hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng
chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đã đầu
tư.
Điều
4. Sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng
sản
1. Tổ chức, cá nhân
được quyền sử dụng thông tin thăm dò khoáng sản do mình đầu tư hoặc sử dụng
thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc sở
hữu của Nhà nước đã được hoàn trả chi phí theo quy định tại Điều 3 Nghị định
này có quyền chuyển nhượng, thừa kế để phục vụ hoạt động khoáng sản theo quy
định của pháp luật.
2. Sau 06 tháng kể từ
ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò
không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc trữ lượng
khoáng sản đã được phê duyệt mà không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp thông tin về khoáng
sản ở khu vực đó cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. Tổ chức, cá nhân sử dụng
thông tin có trách nhiệm hoàn trả chi phí thăm dò theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Điều
5. Đầu tư của Nhà nước để thăm dò, khai thác khoáng sản
1. Nhà nước đầu tư để
thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc
phòng, an ninh hoặc nhiệm vụ kinh tế - xã hội quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật
khoáng sản.
2. Trên cơ sở quy
hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ mục tiêu quốc
phòng, an ninh, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì,
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác
khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.
Điều
6. Khoáng sản độc hại
1. Khoáng sản độc hại
gồm khoáng sản phóng xạ, thủy ngân, arsen, asbest; khoáng sản chứa các nguyên
tố phóng xạ hoặc độc hại mà khi khai thác có thể phát tán ra môi trường những
chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
2. Bộ Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng, đề
xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường
khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo cho Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại biết để tổ chức quản lý, bảo vệ
theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải
pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực
và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại trên địa
bàn địa phương theo quy định.
Điều
7. Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản
1. Báo cáo kết quả
hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo về hoạt
động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.
b) Báo cáo tình hình
quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
c) Báo cáo tình hình
quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước.
2. Chế độ báo cáo về
hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Báo cáo định kỳ
thực hiện một năm một lần. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết
ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Ngoài chế độ báo
cáo nêu tại điểm a khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về
khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải báo cáo đột
xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.
3. Trách nhiệm nộp
báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản được quy định như sau:
a) Chậm nhất sau 05
ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, tổ chức, cá nhân được phép
hoạt động khoáng sản phải nộp báo cáo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cho
Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản.
Đối với tổ chức, cá
nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, ngoài việc nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường
nơi có hoạt động khoáng sản còn phải nộp báo cáo cho Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản.
b) Chậm nhất sau 15
ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo
cáo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi
cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi bản sao báo cáo cho Sở Công Thương, Sở
Xây dựng để phối hợp quản lý.
c) Chậm nhất sau 30
ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản lập
báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trình Bộ Tài nguyên và Môi trường
để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi bản sao báo cáo cho Bộ Công Thương, Bộ
Xây dựng để phối hợp quản lý.
4. Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại khoản
1 Điều này.
Chương
2.
QUY
HOẠCH KHOÁNG SẢN, ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN, KHU VỰC KHOÁNG SẢN
Điều
8. Lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản
1. Trách nhiệm lập để
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 3
Điều 10 Luật khoáng sản cụ thể như sau:
a) Bộ Tài nguyên và
Môi trường chủ trì lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
b) Bộ Công Thương chủ
trì lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản
(trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng).
c) Bộ Xây dựng chủ
trì lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản
làm vật liệu xây dựng.
2. Quy hoạch khoáng
sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập phù hợp với chiến lược khoáng sản đã
được phê duyệt theo quy định.
3. Lấy ý kiến và phối
hợp trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản:
a) Trong quá trình
lập quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1
Điều này, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật khoáng sản.
b) Cơ quan chủ trì
lập quy hoạch khoáng sản phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định
tại khoản 1 Điều 15 Luật khoáng sản đối với dự thảo quy hoạch trước khi trình
Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý
kiến của cơ quan chủ trì, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời
bằng văn bản.
Điều
9. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
1. Quy hoạch thăm dò,
khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
tại khoản 3 Điều 10 Luật khoáng sản được lập đối với các loại khoáng sản sau:
a) Khoáng sản làm vật
liệu xây dựng thông thường, than bùn.
b) Khoáng sản ở khu
vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh
định và công bố.
c) Khoáng sản ở bãi
thải của mỏ đã đóng cửa.
2. Việc lập quy hoạch
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến
lược khoáng sản, quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều 8 Nghị định này.
b) Phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; bảo đảm an ninh, quốc
phòng trên địa bàn.
c) Bảo đảm khai thác,
sử dụng khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả phục vụ nhu cầu hiện tại, đồng
thời có tính đến sự phát triển khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong
tương lai.
d) Bảo vệ môi trường,
cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài
nguyên thiên nhiên khác.
3. Căn cứ để lập quy
hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương gồm:
a) Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng.
b) Chiến lược khoáng
sản; quy hoạch khoáng sản quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị
định này.
c) Nhu cầu về khoáng
sản trong kỳ quy hoạch.
d) Tiến bộ khoa học
và công nghệ trong thăm dò, khai thác khoáng sản.
đ) Kết quả thực hiện
quy hoạch kỳ trước.
4. Quy hoạch thăm dò,
khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có các
nội dung chính sau đây:
a) Điều tra, nghiên
cứu, tổng hợp, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng hoạt
động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn địa phương.
b) Đánh giá kết quả
thực hiện quy hoạch kỳ trước.
c) Xác định phương
hướng, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trong kỳ quy hoạch.
d) Khu vực cấm hoạt
động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
đ) Khoanh định chi
tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm
dò, khai thác. Khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn
thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia
với tỷ lệ thích hợp.
e) Xác định quy mô,
công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác.
g) Giải pháp, tiến độ
tổ chức thực hiện quy hoạch.
5. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi được Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua.
Điều
10. Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn của tổ chức, cá nhân
1. Khuyến khích tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trừ điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản than, urani, thori hoặc diện tích điều tra
thuộc khu vực vành đai biên giới quốc gia.
2. Căn cứ quy hoạch
điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã được phê duyệt và quy định tại khoản
1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường lập danh mục đề án điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích tham gia đầu tư bằng vốn của tổ
chức, cá nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu
sau:
a) Đủ điều kiện theo
quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 51 Luật khoáng sản.
b) Có đủ kinh phí để
thực hiện toàn bộ đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Việc thực hiện đề
án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản phải được Tổng cục Địa chất và Khoáng
sản giám sát quá trình thực hiện.
4. Bộ Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm:
a) Đăng tải danh mục
đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc diện khuyến khích đầu tư
trên trang thông tin điện tử của Bộ sau khi được phê duyệt.
b) Ban hành quy chế
giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
c) Chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn
tham gia đầu tư của tổ chức, cá nhân.
Điều
11. Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
1. Khu vực có khoáng
sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản
độc hại, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên) được khoanh định là khu vực có
khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều
này.
2. Việc khoanh định
khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật khoáng
sản phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Không thuộc khu
vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; khu
vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
b) Khoáng sản đã phát
hiện phân bố độc lập có trữ lượng hoặc tài nguyên dự tính thuộc quy mô nhỏ;
khoáng sản ở khu vực khai thác khoáng sản đã có quyết định đóng cửa mỏ theo quy
định tại khoản 2 Điều 73 Luật khoáng sản mà có trữ lượng và tài nguyên dự tính
còn lại thuộc quy mô nhỏ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Không có dấu hiệu
phát hiện khoáng sản khác ngoài khoáng sản đã được thăm dò hoặc đánh giá tiềm
năng khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân
tán, nhỏ lẻ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Căn cứ thực tế tại
địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường
khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Điều
12. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Việc khoanh định khu
vực có khoáng sản là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định
tại khoản 2 Điều 78 Luật khoáng sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khu vực khoáng sản
bảo đảm an ninh năng lượng gồm: than, urani, thori.
2. Khu vực đá vôi, đá
sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng hoặc khoáng sản là phụ gia điều chỉnh làm
xi măng đã xác định là nguồn nguyên liệu cho các dự án nhà máy xi măng; khu vực
có khoáng sản đã xác định là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các dự án nhà máy
chế biến sâu khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc chấp thuận chủ
trương.
3. Khu vực khoáng sản
thuộc vành đai biên giới quốc gia, khu vực chiến lược về quốc phòng, an ninh.
4. Khu vực có dự án
đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật khoáng
sản.
5. Khu vực khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường được xác định khai thác để cung cấp nguyên
vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật.
6. Khu vực hoạt động
khoáng sản mà việc thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực đó bị hạn chế theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Luật khoáng sản.
7. Khu vực hoạt động
khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò
khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7 năm 2011.
8. Các trường hợp
khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chương
3.
QUY
ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
MỤC 1.
THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Điều
13. Lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Việc lựa chọn tổ
chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền
khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện như
sau:
1. Trường hợp hết
thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà chỉ có
một tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân
đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi có đủ điều kiện quy
định tại khoản 1 Điều 34 và điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản.
2. Trường hợp hết
thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Nghị định này mà có từ
hai tổ chức, cá nhân trở lên đã đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 và
điểm b, điểm c khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng
sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi
đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện sau đây:
a) Tại thời điểm xét
hồ sơ, có vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tổng vốn đầu tư để thực
hiện đề án thăm dò.
b) Là tổ chức, cá
nhân đã tham gia vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự
kiến cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Có cam kết sau khi
thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản
xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
3. Trường hợp các tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều
kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ trước
tính theo thời điểm ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp
Giấy phép thăm dò khoáng sản.
Điều
14. Điều kiện của hộ kinh doanh được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường
Hộ kinh doanh quy
định tại khoản 2 Điều 34 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh lựa chọn theo quy định tại Điều 13 Nghị định này hoặc trúng đấu
giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; có hợp đồng
với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1
Điều 35 Luật khoáng sản để thực hiện đề án thăm dò.
2. Có đề án thăm dò
phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản.
3. Có vốn chủ sở hữu
ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
4. Diện tích khu vực
xin thăm dò không quá 01 ha.
Điều
15. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
1. Điều kiện chuyển
nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân
nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34
Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì
phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định
tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò.
b) Tính đến thời điểm
chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy
định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản
và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Tại thời điểm
chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động
thăm dò.
d) Tổ chức, cá nhân
đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít
nhất là 90 ngày.
2. Việc chuyển nhượng
quyền thăm dò khoáng sản phải thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và
bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số
lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến
thời điểm chuyển nhượng; trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc
và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng.
3. Thời hạn giải
quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ
ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị
chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức,
cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc
trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân
chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải thực hiện
nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều
16. Thăm dò nâng cấp trữ lượng trong khu vực khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân
được phép khai thác khoáng sản khi thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản từ trữ
lượng có mức độ nghiên cứu địa chất thấp lên trữ lượng có mức độ nghiên cứu địa
chất cao hơn hoặc khi thăm dò nâng cấp từ cấp tài nguyên lên thành cấp trữ
lượng trong khu vực được phép khai thác khoáng sản không phải làm thủ tục đề
nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Khi thăm dò nâng
cấp trữ lượng khoáng sản tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có
trách nhiệm:
a) Thông báo chương
trình, kế hoạch, khối lượng công tác thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 Luật khoáng sản trước khi
thực hiện.
b) Trường hợp không
đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải hợp đồng với tổ chức, cá
nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để
thực hiện công tác thăm dò nâng cấp.
c) Kết thúc thăm dò
nâng cấp trữ lượng, trình kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật khoáng sản.
Điều
17. Gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân
đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng
đủ các điều kiện sau:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề
nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy
phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 45 ngày, trong đó, giải trình
rõ lý do việc đề nghị gia hạn.
b) Tại thời điểm đề
nghị gia hạn chưa thực hiện hết khối lượng các hạng mục công việc theo Giấy
phép thăm dò khoáng sản đã cấp hoặc có sự thay đổi về cấu trúc địa chất; phương
pháp thăm dò so với đề án thăm dò đã được chấp thuận.
c) Đến thời điểm đề
nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò khoáng sản đã thực hiện
các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật khoáng
sản.
2. Trường hợp Giấy
phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
được tiếp tục thực hiện công tác thăm dò đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn
bản trả lời giấy phép không được gia hạn.
Điều
18. Thay đổi phương pháp thăm dò, khối lượng thăm dò
1. Trường hợp có sự
thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi về khối lượng thăm dò có chi phí
lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân
được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho:
a) Sở Tài nguyên và
Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm
dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền
cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời gian
không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức,
cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục
Địa chất và Khoáng sản theo thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu
có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa khi cần thiết để báo cáo cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp phép thăm dò xem xét, chấp thuận việc thay đổi phương pháp
thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do.
Điều
19. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án
thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân
có nhu cầu khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề
án thăm dò khoáng sản phải có văn bản kèm theo chương trình, kế hoạch khảo sát,
lấy mẫu gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thăm dò khoáng sản.
2. Trong thời gian
không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nêu
tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản thông báo việc chấp
thuận hoặc không chấp thuận. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả
lời và nêu rõ lý do.
MỤC 2.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
Điều
20. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia
1. Hội đồng đánh giá
trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định tại điểm a khoản 1 Điều 49 Luật khoáng
sản bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó
Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các thành viên
Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan.
Các thành viên Hội
đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và
theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
2. Hội đồng đánh giá
trữ lượng khoáng sản quốc gia có Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Tài nguyên và
Môi trường để giúp việc cho Hội đồng. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội
đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ
lượng khoáng sản quốc gia quy định.
3. Hội đồng đánh giá
trữ lượng khoáng sản quốc gia có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt trữ lượng trong
báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên
và Môi trường.
Nội dung thẩm định
báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo
cáo kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định
này.
Điều
21. Thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt
trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền
cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản. Nội dung thẩm định báo
cáo kết quả thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo
kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thẩm
định báo cáo kết quả thăm dò, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trữ
lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong trường hợp
cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ
thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
và một số chuyên gia có chuyên môn sâu về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo
cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản
thuộc thẩm quyền cấp phép.
Điều
22. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ
lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản
1. Nội dung thẩm định
báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, căn
cứ lập báo cáo.
b) Kết quả thực hiện
khối lượng các công trình thăm dò; luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng
sản; phương pháp khoanh nối và tính trữ lượng khoáng sản so với đề án thăm dò
khoáng sản đã được thẩm định và nội dung Giấy phép thăm dò khoáng sản.
c) Độ tin cậy về trữ
lượng, hàm lượng, chất lượng khoáng sản chính và khoáng sản có ích đi kèm.
d) Độ tin cậy về các
điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả
thi khai thác khoáng sản.
2. Nội dung phê duyệt
trữ lượng trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Tên khoáng sản và
vị trí hành chính khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Trữ lượng địa chất
của khoáng sản chính; trữ lượng địa chất của tất cả các khoáng sản đi kèm (nếu
có).
c) Phạm vi sử dụng
của báo cáo kết quả thăm dò.
MỤC 3.
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN, ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
Điều
23. Điều kiện của hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường, khai thác tận thu khoáng sản
Hộ kinh doanh quy
định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng
sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có dự án đầu tư
khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với
quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng
sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực
chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.
2. Có bản cam kết bảo
vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Có vốn chủ sở hữu
ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
4. Quy mô công suất
khai thác không quá 3.000 m3 sản
phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.
Điều
24. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
1. Điều kiện chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân
nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53
Luật khoáng sản.
b) Tính đến thời điểm
chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành
công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a,
b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.
c) Khu vực được phép
khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động
khoáng sản.
d) Tổ chức, cá nhân
đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép
khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày.
2. Nội dung chuyển
nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển
nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số
lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư,
xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển
nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng.
b) Trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc,
nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm
chuyển nhượng.
c) Quyền và nghĩa vụ
khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận
chuyển nhượng theo quy định.
3. Thời hạn giải
quyết hồ sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản tối đa là 45 ngày, kể từ
ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tiếp nhận.
Trường hợp đề nghị
chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức,
cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện Giấy phép khai thác khoáng sản
hoặc trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Tổ chức, cá nhân
chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện
nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Điều
25. Gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng
sản
1. Tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản được gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép
khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã nộp đủ hồ sơ đề
nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng
sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực
ít nhất là 45 ngày và khi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực
ít nhất là 15 ngày; trong đó giải trình rõ lý do đề nghị gia hạn.
b) Có báo cáo kết quả
hoạt động khai thác khoáng sản, trong đó chứng minh rõ đến thời điểm đề nghị
gia hạn chưa khai thác hết trữ lượng khoáng sản trong khu vực khai thác theo
Giấy phép khai thác khoáng sản.
c) Đến thời điểm đề
nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác đã hoàn thành các nghĩa
vụ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng
sản.
d) Đã thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, hạ tầng kỹ thuật
trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và pháp
luật có liên quan.
đ) Tại thời điểm đề
nghị gia hạn, kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo phải phù hợp với quy
hoạch khoáng sản đã phê duyệt theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 1 Điều
10 Luật khoáng sản.
2. Gia hạn Giấy phép
khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là gia hạn thời
gian tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân trên cơ
sở trữ lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tính đến thời điểm gia hạn
mà không thay đổi công suất được phép khai thác. Trường hợp muốn tăng công suất
khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lập dự án đầu tư cải tạo
hoặc mở rộng; lập trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động tới môi trường hoặc
Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định. Khi gia hạn Giấy phép khai thác khoáng
sản, khu vực khai thác có thể được điều chỉnh phù hợp với trữ lượng khoáng sản
còn lại, nhưng không vượt ra ngoài phạm vi khu vực đã được cấp phép khai thác.
3. Trường hợp Giấy
phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hạn
nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được tiếp tục khai thác khoáng sản
theo giấy phép đến thời điểm được gia hạn hoặc đến khi có văn bản trả lời giấy
phép không được gia hạn.
Điều
26. Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, tổ chức thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
trước khi quyết định đóng cửa mỏ.
2. Nội dung thẩm định
đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ,
kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm đóng cửa mỏ.
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn
lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ
khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau
khi đóng cửa mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi
trường có liên quan.
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án và thời gian
hoàn thành đóng cửa mỏ.
Chương
4.
THỦ
TỤC CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN VÀ ĐÓNG CỬA
MỎ KHOÁNG SẢN
MỤC 1.
CƠ QUAN TIẾP NHẬN, HÌNH THỨC TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
Điều
27. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ
lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
Cơ quan tiếp nhận hồ
sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ
đóng cửa mỏ khoáng sản quy định như sau:
1. Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ
đóng cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
2. Văn phòng Hội đồng
đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan tiếp nhận hồ sơ phê duyệt trữ
lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản theo Giấy phép thăm
dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Sở Tài nguyên và
Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản; hồ sơ phê
duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; hồ sơ đóng
cửa mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều
28. Hình thức tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ
phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Hồ sơ cấp phép
hoạt động khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản được nộp trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3
Điều 27 Nghị định này.
Hồ sơ đề nghị phê
duyệt trữ lượng khoáng sản được nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
2. Thời hạn giải
quyết hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 48; khoản 2 Điều 50; khoản 2 Điều 60 và
khoản 2 Điều 71 Luật khoáng sản được tính từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
văn bản tiếp nhận.
3. Việc trả kết quả
được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
MỤC 2.
HÌNH THỨC VĂN BẢN TRONG HỒ SƠ
Điều
29. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích thăm dò
khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
1. Văn bản trong hồ
sơ đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật khoáng
sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản; bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản; đề án
thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: Bản cam kết bảo vệ môi trường đối với trường hợp thăm dò
khoáng sản độc hại; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá
quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản; giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt
Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; văn bản của ngân hàng nơi tổ
chức, cá nhân đăng ký tài khoản giao dịch xác nhận về vốn chủ sở hữu theo quy
định tại điểm c khoản Điều 40 Luật khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ
sơ gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản
đã thực hiện đến thời điểm đề nghị gia hạn và kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp
theo; bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm
dò tính đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản.
3. Văn bản trong hồ
sơ trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực
thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật khoáng sản được lập thành
01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu
vực thăm dò khoáng sản; Giấy phép thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò
khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị trả lại; bản đồ khu vực thăm dò
khoáng sản, kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo trong trường hợp trả lại một
phần diện tích khu vực thăm dò.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm
dò tính đến thời điểm đề nghị trả lại.
4. Văn bản trong hồ
sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm
dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển
nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng
đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42;
khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ
chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; quyết định thành lập
văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp tổ chức, cá nhân
nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài.
Điều
30. Hồ sơ đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Văn bản trong hồ sơ
đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
1. Bản chính: Đơn đề
nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, các
phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan; phụ lục luận giải chỉ
tiêu tạm thời tính trữ lượng khoáng sản; biên bản nghiệm thu khối lượng, chất
lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp
Giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: Đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm
dò khoáng sản.
3. Dữ liệu của tài
liệu quy định tại khoản 1 Điều này ghi trên đĩa CD (01 bộ).
Điều
31. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một
phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác
khoáng sản
1. Văn bản trong hồ
sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;
dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá
quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; giấy chứng nhận
đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo quyết định phê duyệt hoặc
bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; văn bản xác nhận vốn
chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ
sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại
thời điểm đề nghị gia hạn; báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính đến thời
điểm đề nghị gia hạn.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm
đề nghị gia hạn.
3. Văn bản trong hồ
sơ trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu
vực khai thác khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật khoáng sản được lập
thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu
vực khai thác khoáng sản; bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị
trả lại; Giấy phép khai thác khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác khoáng sản
tính đến thời điểm đề nghị trả lại; đề án đóng cửa mỏ trong trường hợp trả lại
Giấy phép khai thác khoáng sản.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm
đề nghị trả lại.
4. Văn bản trong hồ
sơ chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật
khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản; hợp đồng chuyển nhượng quyền
khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; bản đồ
hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng; báo cáo kết quả
khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng
sản.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại
các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm
chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng; giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền
khai thác khoáng sản.
Điều
32. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Văn bản trong hồ sơ
cấp phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật khoáng
sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác tận
thu khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê
duyệt.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: Giấy chứng nhận đầu tư; báo cáo đánh giá tác động môi trường
kèm theo quyết định phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo giấy
xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
2. Văn bản trong hồ
sơ gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 70
Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị gia hạn Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác
tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực gồm: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định
tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời
điểm đề nghị gia hạn.
3. Văn bản trong hồ
sơ trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều 70
Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; Giấy phép khai thác tận
thu khoáng sản; báo cáo kết quả khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm
trả lại giấy phép; đề án đóng cửa mỏ.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm
đề nghị trả lại.
Điều
33. Hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Thành phần hồ sơ
đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại Điều 73 Luật khoáng sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị đóng
cửa mỏ khoáng sản.
b) Đề án đóng cửa mỏ
khoáng sản.
c) Bản đồ hiện trạng
khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản.
d) Các văn bản chứng
minh thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khai thác khoáng sản tính đến thời điểm
đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Văn bản trong hồ
sơ đóng cửa mỏ khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 01 bộ,
theo hình thức sau:
a) Bản chính: Đơn đề
nghị đóng cửa mỏ khoáng sản; Giấy phép khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ
khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề
nghị đóng cửa mỏ.
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực: các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại
các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm
đề nghị đóng cửa mỏ.
Điều
34. Mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ
lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Văn bản trong hồ
sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản,
hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản; các mẫu: Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép
khai thác khoáng sản, quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản, quyết định phê
duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản được
lập theo mẫu thống nhất trong cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành mẫu các loại văn bản quy định tại khoản 1 Điều này.
MỤC 3.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC
Điều
35. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai
thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Khi nhận được hồ
sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và
vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang
thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Thời gian tiếp nhận
và thông báo về hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khác
là 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức,
cá nhân đầu tiên.
b) Hết thời gian nêu
tại điểm a khoản này cơ quan tiếp nhận không tiếp nhận hồ sơ và tiến hành lựa
chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại
khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Thời gian lựa chọn tổ
chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản là 05 ngày làm việc, kể từ
ngày hết thời hạn thông báo quy định tại điểm a khoản này.
c) Hết thời hạn quy
định tại điểm b khoản này, trường hợp lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân
để cấp phép thăm dò, cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và
thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và
trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Đối với các tổ chức,
cá nhân không được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị
thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn.
2. Việc tiếp nhận hồ
sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai
thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân
trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản
cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn
bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo
quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 29 Nghị định này
thì cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
3. Trường hợp hồ sơ
đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội
dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp
luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị
thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung,
hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần.
4. Thẩm định hồ sơ đề
nghị thăm dò khoáng sản
Trong thời gian không
quá 55 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách
nhiệm hoàn thành các công việc sau:
a) Kiểm tra tọa độ,
diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa.
b) Gửi văn bản đến
các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trong trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật khoáng sản.
Trong thời hạn không
quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ
sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề
có liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi
như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.
c) Tổ chức thẩm định
đề án thăm dò khoáng sản trước khi trình cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo
trình tự quy định tại Điều 36 Nghị định này.
5. Việc trình hồ sơ
cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn
không quá 21 ngày kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 4 Điều
này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép
thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn
không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy
phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng
sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trả kết quả hồ sơ
cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản
Trong thời hạn 07
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho
tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và
thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
Điều
36. Trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
1. Trình tự thẩm định
đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi
trường được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian
không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ gửi đề án thăm dò để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực
chuyên sâu. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc,
kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý của các chuyên
gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và gửi kèm theo
hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án thăm dò
khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này (dưới đây gọi tắt là Hội đồng thẩm
định).
c) Trong thời gian
không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm
theo ý kiến của các chuyên gia, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quyết định tổ chức
phiên họp Hội đồng thẩm định.
d) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp, cơ quan tiếp nhận
phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh
sửa để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc
những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kém theo biên bản họp Hội đồng
thẩm định.
Thời gian tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò
khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
2. Trình tự thẩm định
đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian
không quá 20 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ gửi đề án thăm dò khoáng sản để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc
lĩnh vực chuyên sâu. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày
làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các chuyên gia, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề
nghị thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời gian
không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm
theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc
thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng
thẩm định trong trường hợp cần thiết.
Trường hợp phải bổ
sung, chỉnh sửa đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản
thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung,
hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản.
Thời gian tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò
khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.
3. Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò
khoáng sản.
Điều
37. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ
quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn
bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm
đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 31 Nghị định
này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ
sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định
hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy
định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ
chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban
hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận
hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
2. Thẩm định hồ sơ
cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Trong thời gian
không quá 25 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị
khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa;
b) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a
khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản xin ý kiến đến các cơ quan có
liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.
Trong thời gian không
quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ
sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề
liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như
cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.
c) Trong thời gian
không quá 35 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các
tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản
và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
3. Việc trình hồ sơ
cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại
khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ
sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn
không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ
sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp
Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thông báo và trả
kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản
Trong thời gian không
quá 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai
thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy
định.
Điều
38. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ
sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác
cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn
bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định
tại khoản 1 Điều 70 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 32 Nghị định này thì cơ
quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ đề
nghị khai thác tận thu khoáng sản chưa đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc
đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định
của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức,
cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
2. Thẩm định hồ sơ cấp
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
a) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề
nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa.
b) Trong thời gian
không quá 15 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các
tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác
tận thu khoáng sản.
3. Việc trình hồ sơ
cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn
không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại
khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ
sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy
phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trả kết quả hồ sơ
cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
Trong thời gian 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp phép khai thác tận thu khoáng sản
từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết
quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
Điều
39. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện
tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; gia
hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Việc tiếp nhận hồ
sơ thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân
đề nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; gia hạn, trả lại Giấy phép
khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
b) Trong thời gian
không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn
bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu theo đúng quy định
thì cơ quan tiếp nhận ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa
đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu
trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận
hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ
chỉ thực hiện một lần.
2. Việc thẩm định hồ
sơ thực hiện như sau:
a) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề
nghị gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm
dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày đối với trường
hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, kể cả kiểm tra
thực địa.
b) Trong thời gian
không quá 30 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các
tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến gia hạn, chuyển nhượng,
trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép
khai thác khoáng sản; không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp gia hạn,
trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Trình hồ sơ cho cơ
quan có thẩm quyền cấp phép:
a) Trong thời hạn
không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại
khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ
sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
b) Trong thời hạn
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ
sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cho phép hoặc không
cho phép gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 03 ngày trong
trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong
trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trả kết quả giải
quyết hồ sơ:
Trong thời gian không
quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị
gia hạn, chuyển nhượng, trả lại một phần diện tích, trả lại Giấy phép thăm dò
khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; không quá 02 ngày làm việc, đối với
trường hợp gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết
quả.
Điều
40. Trình tự thực hiện thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản
1. Tiếp nhận hồ sơ
phê duyệt trữ lượng khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân
nộp hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản trực tiếp tại trụ sở cơ quan tiếp nhận
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Nghị định này.
b) Trong thời gian
không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét,
kiểm tra hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đúng quy định tại khoản 1 Điều 50
Luật khoáng sản và Điều 30 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo
cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng nộp phí thẩm định đánh giá trữ
lượng khoáng sản theo quy định. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp
nhận hồ sơ ngay sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định
phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
Trường hợp hồ sơ chưa
đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc nội dung văn bản, tài liệu trong hồ
sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng
dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng
dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một
lần.
2. Việc kiểm tra báo
cáo trữ lượng khoáng sản thực hiện như sau:
a) Trong thời gian
không quá 30 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ tài liệu báo cáo; kiểm tra thực địa khu vực
thăm dò khoáng sản, mẫu lõi khoan, hào, giếng trong trường hợp xét thấy cần
thiết.
b) Trong thời gian
không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc nêu tại điểm a khoản này, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ gửi báo cáo kết quả thăm dò đến các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực chuyên sâu để lấy ý kiến góp ý về các nội dung có liên quan trong báo
cáo thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời của chuyên gia không quá 20 ngày, kể từ
ngày nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
c) Trong thời gian
không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại điểm b khoản này
cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và
chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc
gia hoặc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trường hợp báo cáo
không đạt yêu cầu để trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản,
nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản bổ
sung, hoàn chỉnh báo cáo, kèm theo ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên
gia.
Thời gian tổ chức, cá
nhân đang hoàn chỉnh báo cáo trữ lượng khoáng sản không tính vào thời gian thẩm
định báo cáo.
3. Việc thẩm định báo
cáo kết quả thăm dò khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo
thăm dò được thực hiện như sau:
a) Trong thời gian
không quá 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành nội dung công việc quy định tại điểm c
khoản 2 Điều này, Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia tổ
chức phiên họp Hội đồng; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập
hoặc không thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị
định này.
b) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng đánh giá
trữ lượng khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ phải hoàn thành biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để
hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản theo ý kiến Hội đồng đánh giá trữ lượng
khoáng sản quốc gia, Hội đồng tư vấn kỹ thuật hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện
kèm theo biên bản họp Hội đồng.
Thời gian tổ chức, cá
nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản
không tính vào thời gian thẩm định báo cáo.
c) Trong thời gian
không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thăm dò đã bổ sung,
hoàn chỉnh của tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt trữ lượng, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng quy định tại khoản 1 Điều
49 Luật khoáng sản.
d) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt trữ
lượng khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
trữ lượng khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong
báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
4. Trả kết quả phê
duyệt trữ lượng khoáng sản
Trong thời gian 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
trữ lượng khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề
nghị phê duyệt trữ lượng đến nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có
liên quan.
Điều
41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp
phép hoạt động khoáng sản
1. Trường hợp khu vực
cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản chưa được
phê duyệt theo quy định, trước khi cấp phép hoạt động khoáng sản theo thẩm
quyền. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp phép hoạt động khoáng
sản có hoặc không có liên quan đến khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực
tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Chậm nhất là 20
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương
5.
TÀI
CHÍNH VỀ KHOÁNG SẢN
Điều
42. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Bộ Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định phương pháp tính, phương thức
thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều
43. Kinh phí cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
1. Kinh phí cho điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 21
Luật khoáng sản và được bổ sung từ tiền hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa
chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản.
2. Bộ Tài chính chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bổ sung kinh phí
cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy định tại khoản 1
Điều này.
Chương
6.
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
44. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hồ sơ
đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản, có đủ điều kiện pháp lý được cơ quan có
thẩm quyền tiếp nhận trước ngày 01 tháng 7 năm 2011 theo quy định thì tiếp tục
giải quyết trên nguyên tắc tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải
thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật khoáng sản. Thủ tướng Chính phủ
quy định cụ thể về điều kiện chuyển tiếp, thời gian chuyển tiếp.
2. Quy hoạch điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử
dụng khoáng sản đã được phê duyệt theo quy định trước ngày Luật khoáng sản có
hiệu lực được thực hiện cho đến khi quy hoạch khoáng sản quy định tại khoản 1
Điều 8 và Điều 9 Nghị định này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và công bố theo
quy định.
Điều
45. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2012.
Nghị định số
160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản (năm 1996) và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật khoáng sản (năm 2005) và Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng
01 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật khoáng sản hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Điều
46. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài nguyên và
Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng
dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (5b). |
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |
PHỤ
LỤC
QUY MÔ
TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ THEO NHÓM/LOẠI KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ)
TT
|
Nhóm
khoáng sản |
Loại khoáng sản
|
Đơn vị tính
|
Tổng trữ lượng và tài
nguyên dự tính
|
1
|
Nhiên liệu
|
Than nâu
|
Ngàn tấn
|
≤ 500
|
2
|
Than đá, antracit
|
Ngàn tấn
|
≤ 500
|
|
3
|
Sắt và hợp kim sắt
|
Quặng sắt
|
Ngàn tấn quặng
|
≤ 200
|
4
|
Quặng mangan
|
Ngàn tấn quặng
|
≤ 200
|
|
5
|
Quặng cromit
|
Ngàn tấn Cr2O3
|
≤ 40
|
|
6
|
Molybden
|
Tấn kim loại
|
≤ 100
|
|
7
|
Wolfram
|
Tấn kim loại
|
≤ 50
|
|
8
|
Nickel
|
Tấn kim loại
|
≤ 500
|
|
9
|
Kim loại thông thường
|
Bismut
|
Tấn kim loại
|
≤ 10
|
10
|
Antimon
|
Ngàn tấn kim loại
|
≤ 0,2
|
|
11
|
Đồng
|
Ngàn tấn kim loại
|
≤ 5
|
|
12
|
Chì + Kẽm
|
Ngàn tấn kim loại
|
≤ 5
|
|
13
|
Thiếc
|
Ngàn tấn kim loại
|
≤ 0,1
|
|
14
|
Kim loại nhẹ
|
Bauxit laterit
|
Ngàn tấn quặng tinh
|
≤ 10.000
|
15
|
Bauxit trầm tích
|
Ngàn tấn quặng
|
≤ 500
|
|
16
|
Titan trong quặng gốc
|
Ngàn tấn TiO2
|
≤ 50
|
|
17
|
Titan trong sa khoáng
|
Ngàn tấn
|
≤ 20
|
|
18
|
Kim loại quý, hiếm
|
Vàng gốc
|
Tấn
|
≤ 0,5
|
19
|
Vàng sa khoáng
|
Tấn
|
≤ 0,01
|
|
20
|
Khoáng chất công nghiệp
|
Apatit
|
Ngàn tấn
|
≤ 1.000
|
21
|
Barit
|
Ngàn tấn
|
≤ 5
|
|
22
|
Fluorit
|
Ngàn tấn
|
≤ 3
|
|
23
|
Phosphorit
|
Ngàn tấn
|
≤ 50
|
|
24
|
Serpentin
|
Ngàn tấn
|
≤ 1
|
|
25
|
Sét gốm, chịu lửa
|
Ngàn tấn
|
≤ 50
|
|
26
|
Dolomit
|
Ngàn tấn
|
≤ 100
|
|
27
|
Nguyên liệu felspat
|
Ngàn tấn
|
≤ 50
|
|
28
|
Quarzit
|
Ngàn tấn
|
≤ 100
|
|
29
|
Magnesit
|
Ngàn tấn
|
≤ 100
|
|
30
|
Sét kaolin
|
Ngàn tấn
|
≤ 50
|
|
31
|
Cát thủy tinh
|
Ngàn tấn
|
≤ 100
|
|
32
|
Diatomit
|
Ngàn tấn
|
≤ 50
|
|
33
|
Graphit
|
Ngàn tấn
|
≤ 10
|
|
34
|
Talc
|
Ngàn tấn
|
≤ 5
|
|
35
|
Đá hoa trắng
|
Ngàn tấn
|
≤ 500
|
|
36
|
Muscovit
|
Ngàn tấn
|
≤ 1
|
|
37
|
Thạch anh tinh thể
|
Ngàn tấn
|
≤ 2
|
|
38
|
Bentonit
|
Ngàn tấn
|
≤ 10
|
|
39
|
Sét xi măng
|
Ngàn tấn
|
≤ 5.000
|
|
40
|
Puzolan
|
Triệu tấn
|
≤ 1
|
|
41
|
Đá vôi xi măng
|
Triệu tấn
|
≤ 20
|
|
42
|
Đá hoa xây dựng
|
Ngàn m3
|
≤ 1.500
|
|
43
|
Đá
ốp lát granit, đá hoa
|
Ngàn m3
|
≤ 500
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)